Hoàn cảnh ra đời La_Marseillaise

Rouget de Lisle hát bài ca Marseillaise của ông lần đầu tiên

Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phốPhilippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:

- Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không?- Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời.- Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước được không?- Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao.- Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất quân.- Tôi nhất định hoàn thành.

Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát:

Allons enfants de la Patrie,Le jour de gloire est arrivé!Contre nous de la tyrannie,L'étendard sanglant est levé,… Aux armes, citoyens,Formez vos bataillonsMarchons! Marchons!Qu'un sang impurAbreuve nos sillons!Hãy tiến lên, hỡi những người con của Tổ quốcNgày vinh quang đã đến rồi,Chúng ta hãy chống lại sự áp bức,Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên.... Hãy cầm lấy vũ khí hỡi những công dân!Hãy tập hợp lại thành đội ngũ!Cùng tiến bước! Tiến bước!Máu quân thù ô uếSẽ tưới đẫm ruộng ta!

Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhin ("Hành khúc quân sông Rhein") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhein và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động. Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1] Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIIICharles X cấm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon IIIPartant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: La_Marseillaise http://books.google.com/books?id=x-FNTmUwfpEC&pg=P... http://us.imdb.com/title/tt0030424/ http://youtube.com/watch?v=4K1q9Ntcr5g http://www.youtube.com/watch?v=drOUzsmtomQ&feature... http://www.fordham.edu/halsall/mod/marseill.html http://www.elysee.fr/elysee/francais/les_symboles_... http://www.gmarchal.net/marseillaise.htm http://www.easybyte.org http://blog.empyree.org/?2005/07/14/1624-la-marsei... https://web.archive.org/web/20040310151046/http://...